Tổng kết báo cáo ADR 2016 của BV Trường ĐH Y Dược Huế

I. THÔNG TIN VỀ SỐ LƯỢNG BÁO CÁO ADR:

1. Số lượng báo cáo ghi nhận từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2016:

Từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2016 tiến hành thu thập báo cáo ADR, bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế ghi nhận được 27 báo cáo. Số lượng báo cáo theo từng tháng được tổng hợp trong bảng sau:

Thời gian

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Tháng 1

1

3.7

Tháng 2

0

0

Tháng 3

6

22.2

Tháng 4

0

0

Tháng 5

1

3.7

Tháng 6

2

7.4

Tháng 7

0

0

Tháng 8

0

0

Tháng 9

1

3.7

Tháng 10

3

11.1

Tháng 11

4

14.8

Tháng 12

9

33.3

Tổng

27

100

Tất cả các ADR đều được gửi online về Trung tâm DI&ADR Quốc Gia.

Về chất lượng báo cáo: Đa số báo cáo ghi đầy đủ các thông tin gồm 4 trường thông tin chính: thông tin người bệnh, thông tin về ADR, thông tin về thuốc nghi ngờ và thông tin về người báo cáo. Một số thông tin còn thiếu trong một số báo cáo gồm: thông tin bệnh nhân (cân nặng (04 báo cáo), thông tin về ADR (thời gian phản ứng xuất hiện sau khi dùng thuốc (12 báo cáo), mô tả phản ứng (01 báo cáo), tiền sử (21 báo cáo), xử trí (10 báo cáo).

II. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI BÁO CÁO ADR:

1. Đối tượng báo cáo ADR:

Đối tượng

Số báo cáo

Tỉ lệ (%)

Bác sĩ

2

7.4

Dược sĩ

0

0

Điều dưỡng

24

88.9

Kỹ thuật viên

1

3.7

Đa số báo cáo ADR được thu thập ban đầu bởi điều dưỡng (chiếm 88.9%). Dược sĩ không thu thập ban đầu bất kì báo cáo ADR nào. Tuy nhiên, tất cả các báo cáo ADR sau đó được dược sĩ dược lâm sàng thẩm định về các thông tin: yêu cầu người báo cáo bổ sung trường thông tin còn thiếu, thẩm định mối quan hệ nhân quả giữa thuốc và ADR. 

2. Các khoa phòng tham gia báo cáo ADR:

STT

Tên đơn vị

Số báo cáo

Tỉ lệ (%)

 1

 Ngoại chấn thương chỉnh hình - Lồng ngực

0

0

 2 

 Ngoại tổng hợp

4

14.8

 3

 Ngoại tiêu hóa

5

18.5

 4

 Khoa Nhi tổng hợp 

2

7.4

 5

 Khoa Gây mê hồi sức - Cấp cứu

2

7.4

 6

 Khoa Gây mê hồi sức – Hậu phẩu

3

11.1

 7

 Khoa Ung bướu

0

0

 8

 Khoa Phụ sản

0

0

 9

 Khoa Nội tổng hợp - Nội tiết

9

33.3

 10

 Khoa Tai mũi họng - Răng hàm mặt

0

0

 11

 Khoa chẩn đoán hình ảnh

2

7.4

III. THÔNG TIN VỀ THUỐC NGHI NGỜ GÂY ADR:

1.Thuốc và nhóm thuốc

Nhóm thuốc

ATC

Họ dược lí

Hoạt chất

Biệt dược (Số báo cáo)

Tỉ lệ

(%)

Thuốc kháng sinh

J01C

Nhóm beta-lactam,
các penicillin

Amoxicillin

Vimotram (1)

3.7

J01D

Beta-lactam khác (*)

Ceftizoxime

Fizoti (5)

18.5

Ceftriaxon

Triaxobiotic (4)

14.8

Ceftrion (1)

3.7

Cefamandole

Tarcefandol (2)

7.4

J01M

Nhóm quinolon

Levofloxacin

Amflox (3)

11.1

J01X

Các kháng sinh khác (**)

Vancomycin

Vancomycin (3)

11.1

Valeivi (2)

7.4

Thuốc giảm đau

N02B

Thuốc giảm đau hạ sốt khác (***)

Paracetamol

Paracetamol (1)

3.7

Thuốc gây mê

N01A

Thuốc gây mê

Propofol

Doneson (2)

7.4

Thuốc cản quang

V08A

Chất cản quang chứa Iod

Iopromide

Ultravist 300(2)

7.4

Các chất thay thế máu và dịch truyền

B05X

Dịch truyền tĩnh mạch bổ sung

Amino acid

Aminol (1)

3.7

 

Thuốc báo cáo ADR nhiều nhất là hai kháng sinh Fizoti (5 ca), tiếp theo là Triaxobiotic (4 ca). Nhóm thuốc báo cáo nhiều nhất là kháng sinh (21 ca, chiếm 77,8%). 

2. Đường dùng

Đường dùng

Số báo cáo

Tỉ lệ (%)

Tiêm tĩnh mạch

20

74.1

Truyền tĩnh mạch

7

25.9

Tất cả các báo cáo ADR đều liên quan đến đường tiêm, trong đó 74,1% liên quan đường tiêm tĩnh mạch và 25,9% liên quan đường truyền tĩnh mạch.

3. Thông tin về bệnh nhân trong các báo cáo ADR

a. Phân bố theo tuổi

Độ tuổi

Số báo cáo

Tỉ lệ (%)

≤ 1

1

3.7

1 – 12

2

7.4

12 – 18

1

3.7

18 – 60

16

59.3

≥ 60

7

25.9

b. Phân bố theo giới

Giới

Số báo cáo

Tỉ lệ (%)

Nam

16

59.3

Nữ

11

40.7

Tỉ lệ Nam/ Nữ

1.5

ADR được ghi nhận thường gặp nhất ở nhóm người trưởng thành (độ tuổi từ 18-60 chiếm 59.3%) và là nam giới (59.3%).

IV. BIỂU HIỆN ADR:

1. Mức độ nghiêm trọng

Độ tuổi

Số báo cáo

Tỉ lệ (%)

Nghiêm trọng

6

22.2

Không nghiêm trọng

21

77.8

 

 

Tỷ lệ ADR nghiêm trọng là 22,2% (6 ca). Tất cả các trường hợp đều hồi phục không để lại di chứng sau khi xử lý.

2. Biểu hiện lâm sàng

Biểu hiện ADR

Tần suất

Tỉ lệ (%)

Ban đỏ/mẩn đỏ

10

37.0

Ngứa

3

11.1

Khó thở

2

7.4

Hạ huyết áp

2

7.4

Mạch thấp

6

22.2

Buồn nôn

3

11.1

Nôn

1

3.7

Run giật cơ

2

7.4

Sốc phản vệ

5

18.5

 
Theo bảng trên, biểu hiện được báo cáo nhiều nhất là ban đỏ (chiếm 37.0%) và mạch thấp (chiếm 22.2%). Sốc phản vệ ghi nhận 5 trường hợp (18.5%).