Cải tiến phương pháp thắt động mạch bướm khẩu cái bằng nội soi đốt lỗ bướm khẩu cái trong điều trị chảy máu mũi sau dai dẵng

*Phan Hữu Ngọc Minh, Hoàng Phước Minh

Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế

Chảy máu mũi dai dẵng là một tình trạng cần được xử trí cấp cứu cầm máu. Trong trường hợp nhét mèche mũi trước và mũi sau không cải thiện tình trạng chảy máu, nội soi thắt động mạch bướm khẩu cái là một phương pháp điều trị được biết đến có tỉ lệ thành công từ 87-100%.

Với phương pháp thắt mạch truyền thống, vẫn có một số trường hợp thất bại. Do sự phân chia các nhánh động mạch bướm khẩu cái dẫn đến tình trạng bỏ sót các nhánh động mạch nhỏ có thể gây chảy máu tái phát.

Vừa qua, Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế đã thực hiện kĩ thuật cải tiến nội soi thắt động mạch bướm khẩu cái bằng nội soi đốt lỗ bướm khẩu cái không nhét mèche ở bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp và thất bại trong nhét mèche mũi sau cầm máu. Hậu phẫu bệnh nhân ổn định, có thể thở mũi hoàn toàn bình thường.

Đây là một kĩ thuật ít xâm lấn, đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh vì ít gây tổn thương và chảy máu ở các vị trí giải phẫu khác. Trong quá trình thao tác, dưới nội soi, xác định rõ vị trí động mạch bướm khẩu cái và vị trí phân chia các nhánh động mạch nhỏ để đốt, vì vậy tỉ lệ thành công rất cao. Kĩ thuật cải tiến nội soi thắt động mạch bướm khẩu cái nên được thực hiện đối với các trường hợp chảy máu mũi dai dẵng, không đáp ứng với việc nhét mèche mũi sau, để đảm bảo an toàn, thành công trong điều trị cho người bệnh trước khi hướng đến các xử trí cao hơn như can thiệp mạch máu.

 

Tài liệu tham khảo

Chitsuthipakorn W, Seresirikachorn K, Kanjanawasee D, Snidvongs K. Endoscopic sphenopalatine foramen cauterization is an effective treatment modification of endoscopic sphenopalatine artery ligation for intractable posterior epistaxis. Eur Arch Otorhinolaryngol. 2020;277(9):2463-2467

Các bước thao tác kĩ thuật nội soi đốt lỗ bướm khẩu cái:

(a) Bóc tách niêm mạc thành bên mũi xoang (số 1 là mào sàng)

(b) Bộc lộ động mạch bướm khẩu cái (hình ngôi sao), sau khi đã lấy mào sàng bằng kiềm Kerrison

(c) Các nhánh của động mạch bướm khẩu cái được kẹp đốt bằng bipolar (những mũi tên)

(d) Niêm mạc vách mũi xoang được phủ lại. Sử dụng spongel ngăn dính vách mũi xoang.

 

Phẫu thuật viên: Tiến sĩ, Bác sĩ Phan Hữu Ngọc Minh; Hoàng Phước Minh

                             Khoa TMH-M-RHM, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế